Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

1 thg 11, 2016

Làm thế nào để nhận biết được âm & dương trong thực dưỡng

Vô song nguyên lý trong thực dưỡng

Để cho mọi người dễ hiểu, tiên sinh G. Ohsawa đã triển khai triết lý Âm Dương thành 12 định lý và gọi là Vô Song Nguyên Lý. Vô song là không có hai, không có cái để so sánh, không có cái tương đồng, là duy nhất, là vô cực.

Khái niệm Âm Dương khá quen thuộc với người phương Đông nhưng khá xa lạ với người phương Tây.

Tuy nhiên người phương Đông bây giờ dần dần không quan tâm đến triết lý Âm Dương của tổ tiên mình để lại, đặc biệt là lớp trẻ do chạy theo khoa học hiện đại. Do đó triết lý Âm Dương trở thành khó hiểu và phức tạp đối với đa số người hiện đại.

Để cho mọi người dễ hiểu, tiên sinh G. Ohsawa đã triển khai triết lý Âm Dương thành 12 định lý và gọi là Vô Song Nguyên Lý. Vô song là không có hai, không có cái để so sánh, không có cái tương đồng, là duy nhất, là vô cực. Bên cạnh đó, các nhà thực dưỡng Việt Nam cũng chú giải thêm và cho ví dụ nhằm cố gắng cụ thể các định lý này.

1. Âm Dương là hai cực của lực bành trướng siêu nhiên vô hạn. Âm Dương phát sinh khi lực bành trướng đạt đến điểm phân đôi. Theo Lão Tử, “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghị sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật.”

2. Âm Dương liên tục được sinh ra từ lực bành trướng siêu nhiên vô hạn vận động không ngừng. Theo Đạo Phật, đó là Tự Tánh. “Nào ngờ Tự Tánh hay sanh muôn pháp”, lời của Lục Tổ Huệ Năng.

3. Âm là ly tâm; Dương là hướng tâm. Âm, lực bành trướng (trương nở), tạo ra nhẹ, lạnh, bóng tối, tĩnh lặng,... Dương, lực co rút, tạo ra nặng, nóng, ánh sáng, âm thanh... Người có thể trạng mập (trương nở) thuộc Âm, người có thể trạng ốm (co rút) thuộc Dương. Trương nở đến một mức nào đó sẽ đồng nghĩa với ly tán. Như bong bóng thổi càng lớn càng dễ nổ. Người mập đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng ly tán sau: (1) ly tán về sức khỏe, có nghĩa bị bệnh; (2) ly tán sự về sự nghiệp, làm ăn, kinh doanh thua lỗ; (3) ly tán về hạnh phúc gia đình, vợ chồng không hòa thuận, con cái hư đốn; và (4) ly tán về tính mạng (mất mạng). Biết được điều này nên tránh để cơ thể bị mập. Rau mồng tơi âm hơn rau má vì lá mồng tơi lớn (trương nở) hơn lá rau má.

4. Âm hút Dương và Dương hút Âm. Để món ăn cân bằng, thường nấu phối hợp một loại thực phẩm Dương (thịt bò) với một loại thực phẩm Âm (lá lốt) theo một tỷ lệ nào đó. Để xoa dịu người đang giận (Dương), phải sử dụng lời nói ngọt ngào (Âm). Ứng dụng điều này các trường thời xưa tách nam sinh học riêng, nữ sinh học riêng để tính Âm của nữ sinh vượt trội và tính Dương của nam sinh phát triển mạnh khi trưởng thành. Như vậy nam nữ dễ hấp dẫn nhau và không có bệnh trạng bán nam bán nữ.

5. Âm và Dương phối hợp nhau theo những tỷ lệ khác nhau để tạo ra mọi sự vật và hiện tượng. Đặc tính này đã tạo ra vạn vật mà không có thứ nào giống nhau. Ví dụ: mùa hè nóng (Dương) sản sinh nhiều trái cây (Âm) như xoài, sầu riêng... Các thầy thuốc Đông y thường ứng dụng Định Lý này trong bốc thuốc; cùng một loại bệnh, một bài thuốc nhưng người này thêm vị này, người khác giảm vị kia; mùa hè thì tăng cái này, mùa đông thì giảm cái kia. Thức ăn trong ngày cũng vậy, buổi sáng ăn khác buổi trưa, buổi trưa ăn khác buổi chiều. Người già ăn khác người trẻ, người trẻ ăn khác trẻ em.

6. Mọi sự vật và hiện tượng biến đổi không ngừng theo sự biến đổi của Âm và Dương tương ứng. Mọi thứ chỉ là tạm thời và không đứng yên. Sự chuyển động liên tục của ngày và đêm: ngày đến đêm, rồi đêm đến ngày. Phát biểu của triết gia cổ đại Heraclitus “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” không ngoài nội dung Định Lý này. Lý Vô Thường trong Phật giáo cũng thể hiện tinh thần của Định lý này. Thức ăn vào cơ thể mà không biến thành dưỡng chất thì sinh vật không thể sống được. Con người sinh ra, lớn lên, rồi chết đi. Biết được qui luật này mà không chấp giữ bất kỳ thứ gì thì chúng ta sẽ hạnh phúc. Chấp giữ là trái với qui luật tự nhiên nên phải khổ. Chấp giữ một lời nói xúc phạm mình, nên mình khổ. (trang-38)

7. Không có gì Âm hoàn toàn hoặc Dương hoàn toàn. Tất cả đều có liên hệ so sánh với nhau. Trong âm có Dương, trong Dương có Âm. Chỉ có củ cà rốt, thì không thể xác định nó Âm hoặc Dương. Khi so với củ cải trắng thì cà rốt Dương hơn củ cải trắng. Khi so với củ sâm, thì cà rốt Âm hơn củ sâm. Phần dưới (phần nhọn) củ cà rốt Dương hơn phần trên củ cà rốt. Lửa đang cháy dữ dội là Dương, nhưng không có ô xy (Âm) thì lửa không cháy được, điều này thể hiện trong Dương có Âm.

8. Không có gì quân bình. Hoặc Âm trội hơn hoặc Dương trội hơn. Qui luật này lập nên thế quân bình động của các sự vật và hiện tượng. Xứ nóng có nhiều thực phẩm mang tính Âm, xứ lạnh có nhiều thực phẩm mang tính Dương. Trong xã hội, hiếm khi có số lượng người nam bằng đúng số lượng người nữ. Ở giai đoạn này thì người nữ nhiều hơn, đến giai đoạn khác thì người nam nhiều hơn. Ngày hôm nay có nhiều chuyện vui hơn, qua ngày khác có nhiều chuyện buồn hơn. Chế độ này có người tài nhiều hơn, chế độ kia có người ngu nhiều hơn.

9. Càng trái dấu càng hút nhau. Lực hút giữa các vật tùy thuộc vào hiệu số Âm Dương trong chúng. Trẻ em rất thích ăn kẹo và kem lạnh. Vì trẻ em đang Dương nên hút kẹo ngọt (Âm), kem lạnh (âm). Hai loại thức ăn Âm này làm tàn hại Dương lực của trẻ em, Dương lực tạo nên sức khỏe và trí tuệ. Tàn hại Dương lực là tàn hại sức khỏe và trí tuệ. Trẻ em thường ăn kẹo và kem lạnh dễ bị bệnh và khó dạy. Vậy không nên cho con trẻ ăn kẹo (đồ ngọt nói chung) và kem lạnh để bảo tồn sức khỏe và trí tuệ của bé. Cánh quạt bị bám bụi là theo nguyên lý này. Khi cánh quạt chuyển động, bề mặt cánh quạt ma sát với không khí tạo ra điện tích. Các hạt bụi trong không khí cũng mang điện tích. Theo nguyên lý, các hạt mang điện tích trái dấu thì hút nhau cho nên bụi càng bám chặt vào cánh quạt chuyển động. Nếu để ý sẽ thấy cánh quạt quay nhiều bị bụi bám nhiều hơn cánh quạt đứng yên.

10. Âm đẩy Âm và Dương đẩy Dương. Lực đẩy hoặc lực hút giữa hai vật Âm hoặc Dương tỷ lệ nghịch với sự chệnh lệch về lực Âm hoặc lực Dương trong chúng. Càng giống càng đẩy nhau. Ăn đường (sắc-ca-rô) nhiều, làm giảm trí nhớ vì đường thuộc Âm sẽ làm hại bộ não (Âm).

Buổi sáng nên tắm nước lạnh (Âm) để tiêu trừ những cái yên tĩnh (Âm) còn tồn lại sau một đêm nằm ngủ. Tắm nước lạnh người tỉnh táo ngay. Trái lại, buổi tối nên tắm nước nóng (Dương) để xua đuổi cái động của một ngày làm việc (Dương), dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hai cực nam của nam châm đẩy nhau, hai cực bắc của nam châm cũng đẩy nhau. Nam châm càng lớn thì lực đẩy càng mạnh.

11. Âm cực sinh Dương; Dương cực sinh Âm. Âm Dương trong mỗi sự vật và hiện tượng luôn biến đổi theo thời gian và không gian. Trái mơ tươi có vị chua (Âm), ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy (Âm). Nhưng lấy trái mơ đem muối rồi để ba năm sau mang ra sử dụng sẽ chữa được bệnh tiêu chảy. Vì thời gian làm dương hóa trái mơ.

Nước tương Tamari làm từ đậu nành lên men và muối, khi mới làm còn Âm nhưng để sau ba năm sẽ rất Dương. Nên tương tamari vừa làm nước chấm, vừa rất tốt cho những người bị bệnh Âm như ung thư, đau nhức cơ khớp, cảm, vừa dùng để giải độc như rắn cắn, ngộ độc thực phẩm...

12. Mọi vật đều Dương bên trong và Âm bên ngoài. Cơ nhục bên ngoài mềm (Âm), xương cốt bên trong cứng (Dương). Đối với múi mít, phần thịt mềm, Âm, phần hạt cứng hơn, Dương. Đối với cây gỗ, giác cây bên ngoài mềm (Âm), lõi cây bên trong cứng (Dương).

Lê Thiện sưu tầm
(Theo vô song nguyên lý của ohsawa)
Hot line: 9090 933 705

1 nhận xét:

  1. Where to Bet on Sports To Bet On Sports In Illinois
    The best sports bet 토토사이트 types and bonuses available in Illinois. The most หารายได้เสริม common sports betting options febcasino available. Bet $20, Win $150, Win $100 or apr casino

    Trả lờiXóa