Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

10 thg 5, 2016

PHÉP ĂN Ở THEO THUẬT ÂM DƯƠNG


Phép ăn ở theo Âm Dương quyền biến kỳ diệu bị một số người duy lý bóp méo bài xích, những người truyền bá lại cực đoan cứng nhắc. Tất cả đều khiến quần chúng rời xa.

 
Trước khi làm sáng tỏ ngọn nguồn, mời theo dõi một câu chuyện:

Một Lão Thiền Sư bị tai biến mạch não, liệt một chân và đi tiểu nhiều nên sợ phạm tội bất kính khi hành lễ vì không điều khiển được việc bài tiết. Ông hỏi giáo sư Ohsawa cách trị liệu.
Sau khi hướng dẫn lí thuyết, giáo sư kê một toa thực đơn, trong đó có cách nấu một loại cá với tương. Xem xong, Lão Sư bối rối nói: "Thật đáng buồn, tôi không ăn cá suốt 75 năm nay!"

Giáo sư G.O chợt nhận ra chỗ sơ xuất của mình, liền đổi cá thành món củ rễ.

Bốn mươi ngày sau, Lão Thiền Sư trở lại với dáng hình tươi tắn, đi đứng bình thường và bệnh tiêu giảm 2/3.

Để biết chắc kết quả, giáo sư phái học trò đến xem cách thực hành của Lão Sư. Người họ trò về báo cáo: "Thật khó hiểu nổi! Xúp miso gì trông như nước lã nấu sôi, cơm thì khô cứng, món rễ cây thì để to như khúc gỗ...! Vậy mà ông Sư ăn ngon lành...!"

Giáo sư G.O sửng sốt tự hỏi: "chẳng lẽ cách nấu ăn chỉ có tầm quan trọng thứ yếu thôi sao! Nhưng chính yếu là niềm tin con người hay sự sống?!".
__________
Câu chuyện trên cho thấy Thực Dưỡng không chỉ khô khan đơn điệu với mỗi món gạo lứt muối mè. Dù là chữa bệnh hay chỉ là dưỡng sinh mỗi ngày!

Câu chuyện còn cho thấy tinh thần là rất quan trọng. Dù rằng lí thuyết quả quyết thực phẩm tạo nên tính cách, số mệnh _ nhưng tâm lí bước đầu quyết định việc chọn lựa và thành bại của hành trình.

Tin vào trật tự vũ trụ, sự chữa lành tự nhiên, tin yêu bản thân mình: chìa khoá của thành đạt!
_______
Thực Dưỡng là gì?

Bác sĩ Sagen Ishizuka (1850-1910) đã lớn lên và được đào tạo vào thời điểm khi văn hóa phương Tây, bao gồm cả nền y học và dinh dưỡng “khoa học”  được nhập khẩu vào Nhật Bản.
(Ví dụ, vào năm 1883, chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việc thực hành các kỹ thuật y học cổ truyền như châm cứu, thuốc thảo dược, và xông hơi, và Nền y học phương Tây được thiết lập như là chế độ điều trị bệnh tật chính thức).

Bị đau đớn bởi bệnh nhiễm trùng thận, Ishizuka đã không thể tự chữa bệnh bằng y học phương Tây, do đó, ông chuyển sang nghiên cứu về y học phương Đông. Việc này đã trở thành mối quan tâm suốt đời ông về thực phẩm và sức khỏe, trong khi đó,  ông đang làm việc với tư cách là một bác sĩ trong quân đội.
Năm 1897 ông xuất bản các kết quả nghiên cứu của mình trong một tác phẩm đồ sộ có tựa đề là  “A Chemical-Nutritional Theory of Long Life” (Lý thuyết về hóa chất và dinh dưỡng của cuộc sống thọ). Một phiên bản phổ biến về công việc kỹ thuật đầy khó khăn này xuất hiện vào năm 1899 là cuốn “A Nutritional Theory of the Mind and Body: A Nutritional Method for Health.” (Lý thuyết dinh dưỡng tâm thể: Một phương pháp dinh dưỡng vì sức khỏe.) Cuốn sách thứ hai này rất phổ biến, và được tái bản 23 lần.

Nghiên cứu của Ishizuka  đã đưa ông đến việc kết luận rằng sự cân bằng của chất muối Kali (K) và Natri (Na) trong cơ thể là yếu tố quyết định chính đối với sức khỏe, rằng thực phẩm là yếu tố chính trong việc duy trì sự cân bằng này, và vì thế mà thực phẩm phải là cơ sở trong việc chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Thực phẩm là vị thuốc cao cấp. Con người về bản chất, thuộc về lúa gạo nên chế độ ăn uống tối ưu của con người cần phải dựa vào cốc loại, là loại có tỷ lệ K/Na khoảng bằng 5 (K/Na = 5/1).
Hàng ngàn người đã thoát khỏi bệnh nan y và Ishizuka được người ta gọi là "bác sĩ chống bác sĩ".

Tiên sinh G.O nhờ phương pháp của bác sĩ Ishizuka mà thoát khỏi cái chết do căn bệnh lao phổi. Qua nghiên cứu chuyên sâu, ông khám phá ra nguyên lý cân bằng K/Na đã có trong Đông y nguyên thuỷ từ trên 5000 năm trước và nó gọi là dịch lý Âm Dương. Từ đó, ông hệ thống hoá toàn bộ phương pháp và gọi nó là Zen Macrobiotic (Thuật Trường sinh và đạo thiền).

____
THỰC HÀNH
"Lí thuyết thì đơn giản, nhưng thực hành phải tinh tế, nhiều khi khá phức tạp." (G.O)

1. Thực phẩm, quan trọng phải là thiên nhiên (không nhiễm hoá chất nhân tạo), ngũ cốc lứt (gạo, kê, bobo, ngô, lúa mì...) làm chính (>60%).

2. Cứ mỗi thêm 1 phần món thuộc nhóm Dương thì cần ít là 2-3 phần các món thuộc nhóm Âm đối xứng.

3. Tuỳ thời tiết mà gia giảm gia vị và cách nấu cùng thời gian nấu. (Tăng dần từ Âm-->Dương: luộc - nấu canh - hấp - xào - nướng).
Thời tiết nóng nên bỏ hẳn thịt cá và bớt muối. Nếu cần, nấu canh chung với rau củ sẽ dễ trung hoà.

4. Chỉ uống nước khi khát!

5. Nhai thức uống và uống thức ăn.

6. Vận động thường xuyên.

7. Ngủ nghỉ khi thấm mệt

== "Không cần chữa bất cứ bệnh nào, bởi vì nó tự điều chỉnh lấy nó. Bệnh hoạn có lý do tồn tại."

== "Ăn cốt để sống. Sống, cốt để bố thí...
Nhiều người không biết rằng "Vivere parvo - sống nghèo" là con đường độc nhất để đi vào xứ sở hạnh phúc đời đời. Họ đều ích kỉ và độc đoán.
(G.O)

_______________________
LỢI ÍCH CỦA THỰC ĐƠN SỐ 7
== "Hãy qua lối cửa hẹp mà vào" _ Đức Giê-su còn dạy: "tuyệt thực và cầu nguyện".
Số 7 là thực đơn gần với lời dạy của Người nhất:
100% ngũ cốc lứt (gạo, kê, bobo, ngô, lúa mì...) - bấy nhiêu nguyên liệu này có thể biến chế, phối hợp tạo ra bao nhiêu món ăn thức uống (sữa thảo mộc) ngon lành...?

Là lương thực gần sát với sự quân bình nên bất cứ người dân nào ở trình độ hiểu biết, trí phán đoán ra sao đều có thể tự mình học hỏi và thực hành dễ dàng...
1. Không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn, chế biến bữa ăn.
2. Bữa ăn càng đơn giản, cơ thể càng nhẹ nhàng tiêu hoá và bài tiết.
3. Sinh lực tiết kiệm cho tiêu hoá, bài tiết được chuyển  thành năng lực chữa lành và là nguồn sức mạnh tinh thần.
4. Vô cùng kiệm ước.

"Từng ngày, từng ngày, sức khoẻ và hạnh phúc sẽ đến thực với chúng ta, hôm nay hơn hôm qua, một cách cụ thể và vững chãi, từ thể xác đến tâm linh, mà không phải mơ hồ mong ước, mòn mỏi chờ đợi, không biết tới bao giờ."

"Phỏng theo trường sinh đạo thiền."
G.OHSAWA.
Thiện sưu tầm.

Hotline:9090 034 705

0 nhận xét:

Đăng nhận xét