Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

9 thg 11, 2016

Thực dưỡng cần phải nghiên cứu từ gốc đến ngọn & Bài học vô cùng giá trị

VÌ SAO BẬC THẦY GẠO LỨT MICHIO KUSHI LÊN BÀN MỔ? VÌ SAO VỢ VÀ CON ÔNG CHẾT MÀ KHÔNG CHỮA ĐƯỢC BẰNG PHƯƠNG PHÁP OHSAWA? (MICHIO KUSHI LÀ ĐỆ TỬ LỚN CỦA TiÊN SINH OHSAWA, ĐI PHỔ BIẾN PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG KHẮP THẾ GIỚI)

Để trả lời câu hỏi này mời các bạn xem phần dưới đây được chính Michio Kushi viết trong quyển :"The Cancer prevension diet" , xuất bản năm 2009

(Tài liệu được ông Lương Trùng Hưng tổ chức dịch thuật)

ỐM ĐAU VÀ BỆNH TẬT TRONG GIA ĐÌNH MICHIO KUSHI

Michio Kushi Chế độ ăn và phương thức sống theo thực dưỡng đã tỏ ra có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và chữa trị ung thư.

Tuy nhiên không ai có thể miễn nhiễm với ung thư trong thế giới hiện đại, ngay cả đối với các giảng viên thực dưỡng, bạn hữu và các gia đình đã theo phương pháp thực dưỡng lâu năm.

Lý do đầu tiên cho vấn đề này là tốc độ gia tăng của cuộc sống ngày nay, sự ra đời của các công nghệ mới, sự suy thoái về chất lượng của đất đai và thực phẩm, và sự biến đổi khí hậu nhanh chóng đã làm cho việc thực hành thực dưỡng theo một cách thức tối ưu trở nên ngày càng thách thức hơn.

Gia đình của riêng tôi là một trường hợp như vậy. Kể từ ấn bản lần cuối của cuốn sách này, vợ tôi - Aveline, con gái tôi Lily và chính bản thân tôi đều phải chịu căn bệnh ung thư.

Nhiều người nghe nói về việc ốm đau trong gia đình tôi đã cho rằng phương pháp thực dưỡng không mang lại hiệu quả. Vậy chúng ta hãy xem xét vắn tắt 3 trường hợp ung thư này để xác định kết luận này có xác đáng không.

TRƯỜNG HỢP CỦA AVELINE KUSHI

Trong hơn 30 năm, Aveline đã sống một cuộc đời nhiệt tình, sôi nổi có mục đích một cách đầy dũng cảm. Bà đã tạo ra và quản lý tới hàng chục trung tâm nghiên cứu về thực dưỡng ở khu vực Boston với 200 học viên, thành lập Erenhon, công ty sản xuất thức ăn thiên nhiên đi đầu của Mỹ, thuyết phục nông dân ở California trồng loại lúa hữu cơ đầu tiên ở Hoa Kỳ, và dạy hàng ngàn lớp học nấu ăn.

Đồng thời trong khi đó lại nuôi dạy 5 đứa con và sau đó là nhiều đứa cháu và còn đi khắp thế giới với người chồng cũng đi lại nhiều nơi của bà. Lẽ tự nhiên là bà không thể ăn uống tốt trong suốt phần lớn thời gian này, đặc biệt là khi đi ra nước ngoài.

Đồng thời, để theo đúng với phong cách ăn uống thực dưỡng theo lối Nhật Bản có phần nghiêm ngặt hơn mà bà đã học được khi thọ giáo với tiên sinh Gerge Ohsawa sau Thế chiến thứ II, bà dường như tránh các món ăn như hoa quả và rau trộn (salad) và các thức ăn nhẹ hơn khác.

Do vậy, bà ngày càng trở nên quắt lại, hay cái mà chúng ta gọi là dương (yang). Bà thích món rong phổ tai (kombu) xào, một thứ rong biển mạnh nhất (dương nhất), và bà thích món bánh mì làm bằng bột nhào chua rán kỹ.

Món nướng và rán kỹ tự từng món ăn cũng đã rất dương và khi kết hợp với nhau lại càng trở nên cực kỳ co rút. Kết quả cuối cùng sau một thời gian là ung thư cổ tử cung, một khối u rất dương ở phần phía dưới thắt lại của cơ thể bà.

Sau khi Aveline bị bệnh, vào giữa những năm 90, bà ngay lập tức thay đổi lối ăn uống của mình, cân đối lại chế độ ăn uống theo thực dưỡng của mình, và bắt đầu khỏe lại. Khối u bắt đầu thu nhỏ lại. Song bởi vì nó rất cứng và co rút lại bà đồng ý cách điều trị y học mạnh để giúp loại bỏ nó khi các miếng gạc đã sử dụng hết giới hạn.

Bà được điều trị chiếu xạ với liều lượng tương đối nhẹ và trong vòng khoảng 1 tháng rưỡi thì khối ung thư hết. Trong khi tôi đang đi xa nhà, Aveline đã nghe lời khuyên theo phương pháp xạ trị bên trong (thí nghiệm). Không chờ lời khuyên của tôi, bà đã đồng ý và việc đó mất trọn một đêm ở bệnh viện.

Trong vòng một vài tuần cơn đau xuất hiện ở xương sống và các xương khác và lan ra động mạch chủ, một trong những kinh lạc chính. Theo thực dưỡng, xạ trị được xếp vào loại giãn nở hơn hay âm hơn.

Với một liều vừa phải, ban đầu nó có tác dụng, cùng với chế độ ăn, để làm tan khối u. Với một liều xạ trị bên trong mạnh, nó đưa đến sự trương giãn quá mức của khung xương và cơn đau. Lúc đó tôi đang dạy học ở xa và nếu biết tin thì tôi đã cực lực phản đối việc Aveline xạ trị lần 2 này. Sau đó Aveline chịu đau kinh niên suốt vài năm sau đó.

Bà phải dùng gậy hoặc khung tập đi để đi lại. Bà được chăm sóc cẩn thận ở nhà, được ăn uống hết sức bổ dưỡng lành mạnh. Bà ăn những món tráng miệng có chất lượng tốt và Amasake, một thức uống được lên men từ gạo, nhưng cũng không thể làm hết tác hại của việc xạ trị.

Bà mất năm 2001, theo tôi là do iatrogenesis hay là do một căn bệnh gây ra bởi y học.

              LILY KUSHI Lily

Kushi, con gái tôi, cũng bị ung thư cổ tử cung. Thực tế mà nói, bệnh của cô còn phát triển trước Aveline một thời gian ngắn. Cô là một nhạc sĩ và nhà sáng tác xuất sắc. Vì sống 7 năm ở Los Ageles để viết nhạc cho các bộ phim.

Cuộc sống xã hội của cô quay xung quanh ngành công nghiệp phim, và cô thường thức khuya và đi ra ngoài dự tiệc để duy trì các mối quan hệ xã hội. Cô tránh ăn nhiều loại thực phẩm không tốt cho mình, nhưng không hoàn toàn tránh được tất cả.

Cô đặc biệt thích món cá hồi làm theo kiểu xăng wuých, hay món cuốn sashimi, và món cá hồi xông khói. Cô không bao giờ ăn thịt, rất ít khi ăn trứng và ăn một chút đường vào các dịp giao tiếp xã hội.

Cô mắc ung thư cổ tử cung chủ yếu là do thích chế độ ăn cực đoan này. Cá hồi là dạng thịt đỏ và cực dương. Bệnh ung thư của cô phát ra ở cổ tử cung, một cơ quan rất dương, co rút.

Trở về từ California, cô đến Viện Kushi, một trung tâm giáo dục của chúng tôi ở Becket, Massachusetts, và sống trong một ngôi nhà thuê ở Becket trong một thời gian. Tự nấu ăn cho mình, sức khỏe cô có cải thiện song tình trạng bệnh vẫn tiếp tục không ổn định.

Sau một cuộc kiểm tra tại bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston, cô được xạ trị với một liều nhẹ và hoàn toàn hết ung thư sau đó. Tuy nhiên, lại một lần nữa, cũng chính người bác sĩ đã khuyên Aveline dùng thuốc xạ trị bên trong lại gợi ý cách điều trị này cho Lily.

Thực sự là, cả 2 đều theo phương pháp này vào thời điểm mà tôi đi dạy học ở xa. Sau lần điều trị đó, tia xạ lan khắp kinh lạc, gan của Lily và gan trở nên sưng phồng. Ở nhà cô được chăm sóc tốt và ăn uống cẩn thận, song tia xạ mạnh đến nỗi mà chân của cô cũng bắt đầu sưng.

Trở lại bệnh viện, cơn đau ở gan vẫn tiếp tục và cuối cùng cô đã qua đời vào một buổi chiều khi mặt trời sắp lặn. Cô sống thêm được 1 năm rưỡi sau khi được chẩn đoán. Aveline sống khoảng 5 năm (sau khi chẩn đoán).

Cả hai đều sống lâu hơn nhiều so với bình thường trong trường hợp các bệnh nhân có cùng tình trạng. Cả hai đều là những phụ nữ tuyệt vời và đáng yêu. Aveline (mà tên được người thày, tiên sinh George Ohsawa, đặt cho theo tên Ave Maria, tượng trưng cho đức mẹ đồng trinh Mary) đã không quản thân mình cống hiến cuộc đời cho nhân loại với lòng từ ái, và Lily đã mang lại cho gia đình bao nhiêu niềm vui và làm cảm động trái tim của tất cả những ai đã từng biết cô.

                 MICHIO KUSHI

Trong trường hợp của mình, tôi cũng sống một cuộc đời cực kỳ sôi nổi, đi lại liên tục vì tổ chức các diễn đàn về thực dưỡng khắp thế giới. Trong nhiều năm, tôi toàn ở khách sạn từ 3 đến 4 tháng mỗi năm, phải đi lại bằng máy bay và theo một lối sống rất trái với tự nhiên để làm nhiệm vụ truyền bá triết lý và lối sống thực dưỡng.

Bệnh của tôi phát sinh ra chủ yếu sau một thập kỷ dạy học với nhịp độ cao ở Nhật Bản từ những năm 90 đến đầu những năm 2000. Các nhà tổ chức thường làm các món ăn thực dưỡng rất ngon lành cho tôi thưởng thức.

Song hầu hết các tối sau khi giảng xong tôi buộc phải gặp gỡ các học viên, các thương gia, bạn hãu và các đồng nghiệp, những người đã xếp hàng chờ đợi vào giờ ăn để xin lời khuyên hay tư vấn, xin chữ ký và sách, đưa ra câu hỏi hay đưa cho tôi các tấm danh thiếp của họ.

Lẽ tất nhiên là tôi không thể ăn hay uống trong một hoàn cảnh như vậy. Vào 10 giờ tối, tôi mới trở về khách sạn và gọi vài món gì đó để ăn. Tôi tránh ăn thịt bò, thịt lợn và tất nhiên là các món thực phẩm thái quá khác, song tôi lại thích ăn bánh kếp, bánh xăng đuých và các thứ bánh bột mì nướng khác và tôi đã vi phạm một trong các nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng: Đừng ăn muộn vào ban đêm ngay trước khi đi ngủ.

Ở Hoa Kỳ, tôi cũng lại có thói quen ăn vặt bằng bánh cam vàng và các loại bánh nướng khác để thư giãn, khi tôi ăn sáng tại quán caffe trong những giờ giải lao giữa các giờ học và buổi tư vấn.

Kết quả cuối cùng là tôi phát bệnh ung thư ở phần ruột già (đại tràng), cụ thể là ở phần ruột kết nằm ngang. Đó là phần trung tâm của ruột kết. Thông thường là ung thư ở phần ruột kết phía dưới (và trực tràng) là do ăn nhiều thịt bò và các sản phẩm động vật mạnh (dương) khác.

Khối u ác tính ở phần ruột kết phía trên là do ăn nhiều đường, dầu và các thức ăn giãn nở hơn, âm hơn. Trong trường hợp của tôi, phần ruột kết ngang bị bệnh chủ yếu là do tôi ăn nhiều các món bằng bột mì trắng nướng và sự kết hợp giữa các thức ăn quá âm và quá dương.

Tôi để ý thấy cơn đau từng lúc trong khi đi lại và cuối cùng phải đến bệnh viện kiểm tra. Sau chẩn đoán, tôi lập tức dừng tất cả việc đi ra nước ngoài giảng dạy và quay về một lối ăn uống có trật tự, cân bằng hơn và mở rộng chế độ ăn để dùng thêm món rau trộn (salad), hoa quả và các món thực dưỡng nhẹ nhàng hơn .

Trong thời gian sau đó khối u phát triển và hầu như chẹn hoàn toàn phần ruột kết ngang. Người ta khuyên tôi nên phẫu thuật ngay lập tức. Vì tôi không thể ăn và các loại gạc ép cũng không thể mở được khối tắc nghẽn, tôi đồng ý mổ.

Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ xem xét khối u lấy ra và thấy nó không giống với bất kỳ khối u nào mà họ từng thấy (vì tôi không ăn thịt hay sữa). Đồng thời có khoảng 40 chuyên viên về ung thư, các sinh viên y khoa và các bác sĩ y khoa tập hợp lại để thảo luận về trường hợp của tôi.

Cuối cùng họ khuyến nghị tôi dùng hóa trị thử nghiệm, song tôi đã từ chối. Tôi trở về nhà, ăn uống tốt và nghỉ ngơi. Tôi không sử dụng một loại gạc ép đặc biệt nào. Midori, một phụ nữ ở Nhật Bản học thực dưỡng, đã giúp đỡ chăm sóc tôi ở bệnh viện và ở nhà cho đến khi tôi có thể ngồi dậy và tự mình làm mọi thứ, khoảng 3 tháng sau khi phẫu thuật.

Sau đó, tôi dần trở nên khỏe mạnh hơn. Tôi trở về Nhật Bản cách quãng trong một vài năm sau đó và tới Châu Âu để giảng bài và chủ trì diễn đàn, song điều đó lại làm hại tới sự phục hồi của tôi.

Trong vài năm lại đây, tôi đã cắt giảm việc dạy học của mình và theo một thời gian biểu thoải mái hơn. Gần đây, tôi và Midori đã kết hôn và chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều năm sống hạnh phúc bên nhau trong khi vẫn tiếp tục truyền bá lối sống thực dưỡng.

Trong nhiều ca ung thư, nếu không phải là hầu hết, việc điều trị y khoa, đặc biệt là phương pháp mạnh, cực đoan như xạ trị và hóa trị, là không cần thiết. Tuy nhiên, các trường hợp ung thư của gia đình tôi cho thấy là điều trị y khoa và thực dưỡng có thể kết hợp một cách thành công, hoặc không thành công.

Tôi đánh giá rất cao các lợi ích của y học hiện đại, kể cả xạ trị và hóa trị trong các trường hợp khó khăn, như các ca ung thư của gia đình tôi. Song với liều cao thì cần được kiểm soát và theo dõi cẩn thận.

Nên khuyến cáo dùng các liều thấp hơn và vừa phải hơn, đặc biệt là cho những ai đã theo chế độ ăn thực dưỡng, ăn chay hay ăn theo một chế độ nghiêng về thực vật nhiều hơn. Còn có những lý do gián tiếp khác cho căn bệnh của chúng tôi.

Như mọi người đã biết rằng ung thư thường xuất hiện sau một chấn thương như việc bị thương tích. Trong trường hợp của Aveline và Lily thì cả hai đều bị tai nạn trước khi bị ốm.

Ở Berkshires, Aveline bị một tai nạn ôtô, chiếc ôtô bị đâm và lật úp. Bà không bị thương nặng và đã thoát khỏi tai họa này. Bà cũng bị ngã ở cầu thang ở nhà và phục hồi sau đó vài ngày.

Về Lily thì cô bị tàu hỏa va phải khi đang đi dọc đường ray trong một chuyến về thăm Nhật Bản. Cô bị hôn mê và được chuyển tới bệnh viện và phục hồi khoảng một tháng sau.

Những tai nạn như vậy cho thấy là cuộc sống của một người đã bị mất cân bằng và cần phải thay đổi. Cũng có thể có những nhân tố về tình cảm. Cả Lily và Aveline đều phát cùng một loại ung thư vào cùng một thời điểm, dù họ sống xa nhau và lối ăn uống khác nhau.

Điều đó nói lên rằng có một mối ràng buộc về tình cảm hay tinh thần sâu đậm giữa họ mà qua đó họ chia sẻ với nhau cơn đau và nỗi thống khổ. Bạn bè và các đồng nghiệp gợi ý một vài nhân tố khác có thể là lý do cho căn bệnh của chúng tôi.

Đầu tiên, họ muốn biết là liệu việc tiếp xúc phóng xạ nguyên tử sau trận bom ở Hiroshima và Nagasaki có thể ảnh hưởng tới việc phát bệnh ung thư ở Aveline và tôi và tạo ra khả năng mắc bệnh cho con gái chúng tôi hay không.

Vào thời gian bom nguyên tử ở Nhật Bản, Aveline sống ở Yokata, một ngôi làng miền núi nhỏ cách Hiroshima vài giờ đồng hồ bằng đường tàu hỏa và bà có họ hàng ở vùng đó. Trong trường hợp của tôi, sau khi tôi xuất ngũ khỏi quân đội Nhật Bản và khoảng 1 tháng sau trận bom, tôi đi thăm Hiroshima và tận mắt thấy cảnh đổ nát của thành phố.

Aveline có bị ảnh hưởng bởi phóng xạ không thì hãy còn có vấn đề ngờ vực. Có khả năng là tôi mới bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi trực tiếp phơi mình trước tia phóng xạ dài lâu. Nhưng như bác sĩ Akizuki ở Nagazaki đã chỉ ra, những người sống sót ăn theo thực dưỡng đã bảo vệ bản thân mình khỏi bị các bệnh do tia phóng xạ gây nên nhờ ăn súp tương miso, cơm nắm gạo lứt, rong phổ tai (kombu) và các thức ăn tăng cường thể lực khác.

Xét theo thực tiễn mà nói, ở đây phóng xạ nguyên tử không phải là một nhân tố góp phần. Một điều mà ai cũng biết đến nữa là khi người thầy chữa bệnh / hay người thầy thuốc y khoa làm việc ngày đêm với người ốm thì có một sự truyền giao năng lượng từ bệnh nhân tới thầy chữa / môi trường.

Người ốm liên tục hiện diện ở nhà chúng tôi trong bao nhiêu năm. Aveline đã nấu ăn và chăm sóc cho nhiều bệnh nhân ung thư, những người tìm đến chúng tôi như một phương sách cuối cùng.

Mặc dù ung thư tự bản thân nó không phải là một bệnh lây, song những rung động năng lượng và tinh thần của những người ốm yếu, đặc biệt là những người đã sử dụng một lượng lớn liệu pháp hóa trị hay xạ trị có thể sản sinh ra một hiệu ứng rung động và ảnh hưởng đến tâm trí và tình cảm của người chăm sóc họ.

Chúng tôi đã giữ được một tinh thần và đầu óc bĩnh tĩnh và trong sáng nhất mà chúng tôi có thể, trong bao năm qua. Cho dù đó có phải là một nhân tố quan trọng hay không thì chúng tôi cũng rất hạnh phúc được giúp đỡ người khác và không bao giờ xem nó như là một cái cớ để giải thích cho bệnh tật của chúng tôi.

Từ kinh nghiệm của chúng tôi, liệu có thể kết luận rằng phương pháp thực dưỡng không có hiệu quả? Tôi không nghĩ như vậy. Và nếu có một điều gì đó cần rút ra, thì đó chính là, các trường hợp của chúng tôi đã chứng thực cho sức mạnh thực dưỡng đã giúp chữa lành sau khi bệnh nhân đã mất cân bằng và bị ốm nặng.

Bằng việc quay trở về với lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, Aveline, Lily và tôi tất cả đều cải thiện tình trạng sức khỏe và bước đầu hồi phục. Y học hiện đại đã giúp chúng tôi, nhưng trong 2 trường hợp đầu, nó cũng đồng thời gây hại. Y học hiện đại đã chuyển động nhanh chóng đến một nền y học bổ xung và chỉnh thể (holistic) trong những năm gần đây, kể cả đến với thực dưỡng.

Cũng như vậy, thực dưỡng cũng đang chuyển động đến với y học hiện đại. Thế giới ngày nay nhìn chung đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng liên quan tới môi trường, năng lượng, sự vững bền và chất lượng lương thực thực phẩm, chiến tranh tài chính và kinh tế.

Chúng ta cần phải linh động, cởi mở và biết ơn tất cả các cách tiếp cận khi chúng ta tìm ra sự cân bằng của riêng mình và đóng góp cho sức khỏe và sự an bình của hành tinh.

Tất cả chúng ta đều sống trong 2 thế giới ngày nay - thế giới tự nhiên và thế giới hiện đại. Sống một cách sống hoàn toàn tự nhiên hay lối sống thực dưỡng là một điều cực kỳ thách thức. Hy vọng rằng thế hệ kế tiếp sẽ học được từ những sai lầm của chúng ta và khám phá ra một con đường phù hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của cá nhân cũng như cho sự phát triển và tăng trưởng của thời đại họ.

Lê Thiện sưu tầm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét